Hướng dẫn cách cán nền nhà lát gạch [ĐÚNG KỸ THUẬT]

Hướng dẫn kỹ thuật cán nền nhà lát gạch [CỰC CHUẨN]

22/02/2021 11:22 +07 - Lượt xem: 354257

Cách cán nền chuẩn là công việc rất quan trọng trước khi ốp lát gạch cho mọi công trình bất kỳ. Vậy kỹ thuật cán nền như thế nào cho đúng và chuẩn? Hãy xem thông tin chi tiết trong bài viết này nhé!

Có thể bạn quan tậm: 

Cách cán nền chuẩn

Cán nền nhà là gì?

Cán nền nhà là công đoạn trải một lớp láng trên bề mặt sàn nhà chuẩn bị ốp lát gạch, có thể là một lớp bê tông hoặc một lớp bê tông cốt thép hoặc là lớp cát.

Yêu cầu khi cán nền

  • Trước khi láng phải đảm bảo kết cấu nền ổn định
  • Bề mặt nền bằng phẳng, không có bụi bẩn, kiểm tra các vết vô
  • Cọ sạch các vết rong rêu, dầu mỡ
  • Giữa lớp láng và mặt nền khô phải đảm bảo độ bám dính tốt
  • Sau khi láng xong phải tưới nước và băm nhám bề mặt
  • Nếu có một lớp lót thì mặt phải khía các ô có cạnh từ 0- 5 cm cho mặt sàn, khoảng cách mỗi ô ngày càng giảm đi.

 

Cán nền là gì?

Cán nền nhà là gì?

 

Hứng dẫn cách cán nền chuẩn – đúng kỹ thuật

Sàn nhà sau khi thi công có bền đẹp hay không thì phần lớn dựa vào khâu cán nền. Dưới đây là cách cán nền chuẩn – đúng kỹ thuật để bạn thực hiện:

1. Chuẩn bị trước khi cán nền nhà

  • Tuân thủ yêu cầu về cấp phối, quy cách cán, chiều dày cán,…
  • Vệ sinh sạch sẽ mặt nền, đục lớp vữa xi măng bám trên mặt do quá trình xây, tô (nếu có).
  • Với khu vực nhà vệ sinh hay những nơi thường xuyên tiếp xúc với nước thì phải xử lý chống thấm và thử nước kỹ thuật trước khi tiến hành cán.
  • Làm ẩm nền
  • Quét lớp hồ dầu để tạo liên kết giữa sàn với lớp vữa.

 

Chuẩn bị cán nền nhà

Các bước chuẩn bị cán nền nhà

 

2. Các bước cán nền nhà chuẩn

Bước 1: Khôi phục bề mặt

  • Khôi phục lại cao độ chuẩn của sàn là quá trình trắc đạc bật mực, khôi phục lại độ cao chuẩn cho sàn, độ cao chuẩn là trên 1 mét tường đã tô trát.

Bước 2 : Kiểm tra lại bề mặt sàn trước khi cán

  • Mặt nền đã phẳng mịn chưa
  • Đã đúng độ cao của bản thiết kế chưa, độ dốc có tuân thủ theo các vị trí đánh mốc chưa
  • Độ dày lớp vữa cán đảm bảo chưa, mắc vữa đúng kỹ thuật của nhà quản lý không
  • Đảm bảo lớp vữa cán không mắc các lỗi như: bong hộp, đặc chắc.
  • Nếu những tiêu chí này đã được đảm bảo chất lượng thì bạn tiến hành cán.

 

Kiểm tra bề mặt trước khi cán nền nhà

Kiểm tra bề mặt trước khi cán nền

 

Bước 3 : Xác định các lỗi thường gặp khi thi công

  • Sàn bị bong, rộp nguyên nhân là do cán bằng hồ khô, sàn nhà không được ẩm, trước khi cán không tưới nước để làm ẩm sàn bê tông.
  • Xuất hiện hiện tượng rõ, thậm chí là nứt mặt sàn. Nguyên nhân là bởi cấp phôi vữa không đúng, cát không được ray kĩ nên vẫn còn các cặn bẩn làm mặt sàn không được phẳng.
  • Cao độ sàn cán không bằng nhau hoặc không bằng phẳng. Nguyên nhân chủ yếu là cán mốc sai lệch, không điều chỉnh được độ cao thích hợp.

 

Các lỗi thường gặp khi cán nền

Các lỗi thường gặp khi cán nền lát gạch

 

Bước 4 : Xử lý đường ống (công đoạn cuối của việc vữa nền).

  • Phủ chống thấm nền bằng 2 lớp rồi kiểm tra lại độ lắng nước để bắt đầu thực hiện.
  • Giữ điều kiện nước trong 48h.
  • Cắm cống vào để tạo đập hoặc đê nhỏ trên sàn nhằm hạn chế nước chảy ra khỏi khu vực màng.
  • Tiếp tục ngâm nước ở độ sâu khoảng 100mm.
  • Cứ 8 tiếng là kiểm tra lại mức nước 1 lần, giữ cho nó ở mức ổn định, không quá nhiều cũng không quá ít.
  • Trong khi thử nghiệm để kiểm tra nước thì hãy chú ý cẩn thận để tránh bay hơi nước và nước chảy từ bên trong khu vực đã được thực hiện chống thấm.

Bước 5 : Đánh giá và nghiệm thu công trình.

  • Mặt nền cán phẳng.
  • Mặt nền cán đúng cao độ thiết kế, độ dốc ở những vị trí cần đánh dốc đảm bảo theo yêu cầu.
  • Lớp vữa đảm bảo độ dày, mác vữa (cấp phối) đúng yêu cầu kỹ thuật.
  • Lớp vữa cán đặc chắc, không bong bộp.

 

Tại sao phải cán nền trước khi lát gạch?

Công đoạn cán nền nhà lát gạch sẽ tốn 1 khoảng thời gian và công sức để thực hiện nhưng người thi công cũng không thể bỏ qua.

  1. Khi không thực hiện cán nền nhà thì gạch sẽ được lát trực tiếp trên nền bê tông, không có một lớp lót nào bằng xi măng cát. Trong khi đó hệ số giãn nở của sàn bê tông cốt thép nhỏ hơn rất nhiều so với gạch lát nền.
  2. Khi có sự tác động từ mặt trời thì gạch sẽ hấp thu nhiệt và nở ra (lúc này sàn bê tông chưa nở kịp) nên gạch sẽ bị gạch các mạch, đến một thời điểm nhất định sẽ không còn chỗ để nở thì bắt buộc phải đẩy lên làm cho gạch bị phồng.
  3. Lớp vữa nền đóng vai trò là lớp đệm đồng thời giúp hấp thu bớt nhiệt từ gạch lát.
  4. Việc cán nền sẽ giúp sàn được bằng phẳng, bù đắp vào những khu vực gồ ghề từ đó nền nhà sau khi lát cũng bằng phẳng. Vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa đảm bảo an toàn, không có tình trạng bước không đều.
  5. Tăng độ kết dính, liên kết giữa sàn nhà với gạch lát.
  6. Ngăn ngừa tình trạng nước thấm vào cốt bê tông sàn.

 

Tại sao phải cán nền trước khi lát gạch

 

Với hướng dẫn cách cán nền chuẩn và đúng kỹ thuật mà Gạch Mosaic đã gửi tới bạn trong bài viết, hy vọng bạn sẽ có được bề mặt nền thật bằng phẳng và hạn chế được những lỗi không đáng có. 

>>> Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình một dòng gạch phù hợp với nhiều phong cách thiết kế, không gian sống, có độ bền cao, giá thành rẻ hãy tham khảo ngay giá gạch mosaic của Gachmosaicinfo để có được những trải nghiệm thú vị khi sử dụng sản phẩm nhé!

 




Bài xem nhiều