Hướng dẫn cách chống thấm dột trần nhà 〔CỰC ĐƠN GIẢN〕

Hướng dẫn cách chống thấm dột trần nhà 〔CỰC ĐƠN GIẢN〕

30/10/2020 11:43 +07 - Lượt xem: 32627

Hiện nay, tình trạng trần nhà bị thấm dột không còn quá xa lạ, nó ảnh hưởng đến thẩm mỹ và kết cấu công trình. Do đó việc chống thấm dột trần nhà là cấp bác và được nhiều gia đình quan tâm. Bài viết sau sẽ giải đáp đầy đủ những thông tin liên quan đến vấn đề này. Mời mọi người cùng xem để biết chi tiết.

Chống thấm dột trần nhà

 

Nguyên nhân gây trần nhà bị thấm nước

Có nhiều nguyên nhân khiến trần nhà bị thấm nước, nhưng chủ yếu phải kể đến là:

 

Nguyên nhân trần nhà bị thấm nước

 

1. Do công trình cũ lâu năm

  • Những ngôi nhà đã xây lâu năm sẽ bị xuống cấp, xuất hiện tình trạng nứt trần. Lúc này, nước mưa sẽ thấm qua khe nứt và thấm dột vào nhà. Nếu không được xử lý nhanh chóng và đúng cách sẽ khiến trần ngày càng xuống cấp hơn và gây mất an toàn cho cả gia đình bạn.

2. Do kỹ thuật thi công không đảm bảo

  • Thi công không đúng kỹ thuật, không đảm bảo chất lượng, kết cấu thép lún, đan sàn bê tông không đạt yêu cầu,… khiến nước dễ dàng ngấm qua và xâm nhập vào bên trong nhà. Hoặc khi nhà bạn làm nhà mới nối với nhà cũ nhưng quá trình ghép nối không đảm bảo cũng tạo điều kiện cho nước thấm qua các khe nối gây dột.

 

Tại sao cần phải chống thấm dột trần nhà?

 

Khi xuất hiện các hiện tượng thấm nước trên trần nhà, thì việc chống thấm dột trần nhà càng sớm càng tốt bởi: 

  • Nếu tình trạng này kéo dài, nước sẽ thấm nhiều hơn và lan sang các khu vực xung quanh như là tường, gây ảnh hưởng cho kết cấu tổng thể của ngôi nhà. Khi nhà bị ngấm quá lâu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, mất đi độ chắc chắn, gây nguy hiểm cho mọi người khi ở trong đó.
  • Việc chống thấm trần nhà giúp cho nhà trông đẹp hơn là việc bạn cứ để những vết loang lổ trên trần. Khi bị thấm, vết ẩm này sẽ biến thành màu vàng xỉn hay rêu mốc trông rất khó chịu.
  • Bên cạnh đó, ẩm mốc lâu ngày còn ảnh hưởng tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình, bạn sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến đường hô hấp như ho, khó thở,… ở trẻ nhỏ và người già.

 

Tác hại của trần nhà bị thấm dột

 

Chính vì thế, khi ngôi nhà bị thấm dột bạn cần khắc phục càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số cách khắc phục thấm dột hiệu quả mà Gachmosaic.info muốn gửi đến bạn đọc.

 

Cách xử lý trần nhà bị thấm nước hiệu quả

Thấm dột có nhiều mức độ khác nhau, tùy vào tình trạng thấm dột của trần các đơn vị thi công sẽ tư vấn cho gia chủ phương hướng giải quyết hiệu quả và tiết kiệm. Còn dưới đây là một số cách khắc phục trần nhà bị thấm nước phổ biến để bạn tham khảo và áp dụng.

 

1. Sử dụng keo chống thấm

Đây là cách chống thấm cho trần nhà bê tông phổ biến hiện nay.

  • Cách thực hiện đó là: dùng chổi hoặc bình phun khô nhanh để tạo lớp phủ bền và linh hoạt trên trần nhà. Nó sẽ giúp lấp kín các vết nứt đồng thời kết dính chúng lại với nhau.
  • Thiết kế của vật liệu này phù hợp trên các kết cấu: cũ và mới, không chứa dung môi, không mùi và cũng không bị dính tay.

Ưu điểm:

  • Dễ mua, dễ sử dụng, giá thành thấp.

 

Sử dụng keo chống thấm trần nhà

 

2. Sử dụng nhựa đường

Nhựa đường là một chất lỏng hay bán rắn, có độ nhớt cao, màu đen, có mặt ở phần lớn các loại dầu thô và một số ở trầm tích tự nhiên. Thành phần chủ yếu là bitum.

Ngoài việc dùng chính là làm đường thì nó còn được ứng dụng trong việc chống thấm trần bê tông. Để phương pháp này đạt hiệu quả cao thì bạn cần đảm bảo bề mặt trần sạch sẽ, không dính bụi bẩn hay đất cát.

Thực hiện như sau:

  • Lót một lớp Primer gốc nhựa đường mỏng và chờ khô.
  • Tiếp theo tiến hành trải nhựa đường lên trên. Nếu sử dụng tấm dán nhựa đường thì phải chú ý dán thẳng hàng, không cuốn nếp hoặc để hở. Các vạt liền kề thì dán chồng lên nhau 10cm, phần cuối thì chồng 15cm.
  • Tại vị trí giao với tường nên dán lên tường 15cm để tránh nước đọng lại.

 

Sử dụng nhựa đường để chống thấm dột trần nhà

 

3. Sử dụng miếng dán chống thấm trần nhà

Giải pháp cuối cùng mà bài viết muốn giới thiệu đó là dùng miếng dán chống thấm. Miếng dán này được phủ một lớp màng HDPE (High Density Etilen) mỏng lên trên bề mặt, loại nhựa này có khả năng chịu nhiệt cao nên thường dùng trong các đường dẫn, ống cấp thoát nước để tránh tình trạng han gỉ hay các tác động từ yếu tố bên ngoài như muối, axit và kiềm, kể cả nước mưa có axit. Và mặt còn lại được bảo vệ bởi màng silicon.

  • Cách thực hiện thì vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần bóc lớp vỏ silicon và dán trực tiếp lên bề mặt trần là xong.

Ưu điểm:

  • Dễ dàng sử dụng và thi công
  • Rất an toàn với sức khỏe người sử dụng
  • Thân thiện với môi trường.

 

Sử dụng miếng dán chống thấm dột trần nhà

 

Hướng dẫn quy trình chống thấm trần nhà

 

Sau đây là các bước tiến hành chống thấm dột cho trần nhà cụ thể như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
    • Bề mặt phải được làm sạch hoàn toàn, không có vụi bẩn, nếu có rêu thì phải xử lý để tránh rò rỉ nước trong quá trình chống thấm
    • Việc này sẽ giúp chống thấm tốt, tránh bị tái diễn cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ.
  • Bước 2: Chống thấm trần nhà bê tông
    • Tạo lớp vữa mỏng, tiếp đến là quét lên bề mặt sàn để lấp kín vết nứt của sân thượng. Có nhiều loại vữa khác nhau cho bạn chọn, tỷ lệ trộn sẽ được hướng dẫn cụ thể ở bao bì sản phẩm.
    • Lớp thứ nhất khô thì tiến hành quét lớp 2, thời gian cách nhau ít nhất là 2 tiếng để đảm bảo khô, không thấm trở lại.
  • Bước 3: Sử dụng sản phẩm chống thấm lên trên
    • Sau khi 2 lớp vữa khô hoàn toàn thì tiến hành phủ chất chống thấm chuyên dụng lên trên.
    • Phun 2 lớp, mỗi lớp cách nhau 3- 4 phút, phun đều tay và mặt sàn phải đảm bảo ướt.
    • Nên phun chân tường cao lên khoảng 15- 20cm để có hiệu quả cao nhất.
  • Bước 4: Kiểm tra và bảo dưỡng trần
    • Việc này để đảm bảo quá trình xử lý của bạn đã đạt chất lượng hay chưa.
    • Nên thực hiện vào lúc thời tiết nắng ráo, tránh mưa dầm sẽ ảnh hưởng đến việc thi công cũng như hiệu quả.

 

Quy trình chống thấm trần nhà

 

Những lưu ý khi chống thấm trần nhà

 

Để quá trình chống thấm đạt hiệu quả bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Xác định nguyên nhân khiến nhà bị thấm dột, từ đó sẽ chọn được hướng xử lý sẽ phù hợp từ đó tiết kiệm chi phí và thời gian, đồng thời tránh tình trạng thấm dột tái diễn.
  • Tùy vào mức độ thấm của nhà như thấm ít, thấm nhiều, thấm nghiêm trong sẽ có phương án xử lý khác nhau.
  • Việc xử lý bề mặt trước khi chống thấm rất quan trọng nên cần thực hiện nghiêm túc và cẩn thận.
  • Có nhiều cách để xử lý, bạn có thể chọn phương án phù hợp để xử lý hài hòa, dễ dàng và hiệu quả cao.
  • Nếu cần đến đơn vị thi công thì cần tìm địa chỉ uy tín thực hiện để đảm bảo.

 

Mong rằng với những cách chống thấm dột trần nhàGachmosaic.info cung cấp sẽ giúp ích cho bạn đọc. Chúc các bạn thành công!

 




Bài xem nhiều