☑ 5 cách chống thấm sàn nhà vệ sinh Hiệu Quả năm 2022

5 cách chống thấm sàn nhà vệ sinh Hiệu Quả

16/11/2020 14:37 +07 - Lượt xem: 39529

Chống thấm sàn nhà vệ sinh là việc rất quan trọng do nơi đây đặc thù là luôn chứa nước, độ ẩm cao. Tránh tình trạng thấm dột, gây hư hại công trình, ảnh hưởng tới thẩm mỹ, thậm chí còn tác động xấu tới sức khỏe do điều kiện ẩm ướt là môi trường lý tưởng để các loại vi khuẩn, virus sinh sôi và phát triển. Tìm hiểu các chống thấm hiệu quả trong bài viết sau.

Chống thấm sàn nhà vệ sinh

 

Tác hại khi nhà vệ sinh bị thấm nước

 

Chúng ta cần nhớ rõ, không phải tự nhiên mà các chuyên gia tư vấn và yêu cầu chúng ta phải đầu tư, thực hiện chống thấm nhà vệ sinh. Bởi khi nhà vệ sinh bị thấm dột nước sẽ gây ra các vấn đề sau:

 

Tác hại khi nhà vệ sinh bị thấm nước

 

  • Xuất hiện vết hoặc đám ố vàng, xỉn màu, khác tone màu với sơn gây mất thẩm mỹ, lâu dần các vết này còn bị bong tróc gây loang lổ.
  • Tình trạng ẩm ướt khiến công trình nhanh xuống cấp, giảm tuổi thọ đặc biệt là nếu không xử lý sớm sẽ dẫn tới sụt lún, gây nguy hiểm.
  • Việc ẩm mốc khiến vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây ảnh hưởng tới sức khỏe các thành viên trong nhà cụ thể như dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu,…
  • Lan sang các phòng khác như phòng bếp, phòng ngủ,… gây trình trạng ẩm mốc cả công trình, lúc này sẽ mất thêm nhiều thời gian cũng như chi phí khắc phục, sửa chữa.

Việc nhà vệ sinh bị thấm nước gây ra rất nhiều vấn đề nghiêm trọng, bạn nhất định không được chủ quan trong hạng mục này.

 

#5 Cách chống thấm sàn nhà vệ sinh hiệu quả

 

Có nhiều cách để chống thấm sàn nhà vệ sinh, tùy vào tình trạng cụ thể để lựa chọn 1 trong 5 cách dưới đây:

1. Sơn chống thấm

 

Chống thấm nhà vệ sinh bằng sơn chống thấm

 

Đây là cách làm được đánh giá là đơn giản mà hiệu quả cao. Được nhiều gia đình lựa chọn, cách làm như sau:

  • Làm sạch bề mặt cần chống thấm, xử lý để đảm bảo bằng phẳng, sạch sẽ nhất.
  • Tiến hành sơn lớp chống thấm lần thứ nhất, đợi khoảng 2- 6 tiếng cho lớp này khô thì sơn tiếp lớp thứ 2.
  • Sau ít nhất 24 tiếng, khi cả 2 lớp sơn chống thấm đều khô thì sơn thêm lớp sơn lót lên bề mặt.

Sơn lót nên dùng loại không dung môi, nếu sử dụng loại có dung môi thì không sử dụng loại gốc nước và nên chọn loại không màu.

 

2. Chống thấm nhà vệ sinh bằng sika latex

Thực chất thì Sika Latex là phương pháp chống thấm bằng gốc xi măng polyme cải tiến với 2 thành phần. Cách làm này có khả năng thẩm thấu bề mặt tường cực kỳ tốt, thi công nhanh chóng, không đòi hỏi thợ phải có tay nghề cao. Do đó gia chủ có thể hoàn toàn tự làm được.

 

Chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika latex

 

Cách làm như sau:

  • Làm sạch sàn thi công, dọn dẹp và loại bỏ các vết tụ xi măng dư thừa, lồi lõm trên sàn. Có thể dùng máy đánh mài để làm sạch bề mặt bê tông.
  • Tiến hành chống thấm:
    • Làm ẩm bề mặt bằng nước
    • Trộn đều hỗn hợp nước vào bột theo tỷ lệ 1:4, trong đó 1 nước và 4 bột trong 3- 5 phút.
  • Dùng cọ hoặc chổi để quét hỗn hợp này lên, nên quét ít nhất 2 lớp để tăng hiệu quả. Lớp sau cách lớp trước 2- 3 tiếng để nó được khô hoàn toàn.
  • Sau khi lớp Sika khô, các bạn có thể ốp lát thêm các mẫu gạch chống thấm như: gạch mosaic, gạch ceramic, gạch granine,…
  • Ngoài nhà vệ sinh thì cách này cũng được dùng cho các vị trí khác như tầng hầm, sân thượng, sàn sino,…

 

3. Bằng màng chống thấm

Cách làm này cũng được nhiều người áp dụng, với khả năng chịu nhiệt thì nó không chỉ chống thấm mà còn chịu được tác động của nhiệt độ cao.

 

Chống thấm nền nhà vệ sinh bằng màng chống thấm

 

Ưu điểm: chống thấm nước tuyệt đối, không cần cán gạch để bảo vệ màng.

  • Chuẩn bị:
    • Dọn dẹp sạch sẽ bề mặt chống thấm
    • Kiểm tra, đảm bảo bề mặt bằng phẳng, không gồ ghề
    • Các vết nứt, lồi lõm cần xử lý cho bằng phẳng.
  • Quét keo:
    • Quét keo dán lên bề mặt vị trí chống thấm
    • Chờ 30- 60 phút để keo được không ở mức vừa phải.
  • Phủ lớp màng chống thấm bitum:
    • Dùng đầu khò để làm nóng, giúp lớp màng và keo dính chặt vào nhau
    • Ép bằng lực thật chặt để đảm bảo độ bám dính tốt nhất.
  • Bảo vệ lớp màng:
    • sau khi ép xong thì phủ thêm 1 lớp vữa trên bề mặt màng để bảo vệ màng được tốt nhất, từ đó kéo dài tuổi thọ sử dụng.

 

4. Sợi thủy tinh

Lớp lưới chống thấm bằng sợi thủy tinh có khả năng chống thấm bền bỉ, chịu lực tốt. Quy trình chống thấm nhà vệ sinh được thực hiện cũng đơn giản như sau:

 

Chống thấm nhà vệ sinh bằng sợi thủy tinh

 

Tiến hành phủ lớp cách nhiệt:

  • Trước tiên cần cán 1 lớp vữa xi măng mỏng lên bề mặt.
  • Tiếp đến là phủ 1 lớp lưới thủy tinh lên trên.
  • Tiếp tục cán thêm 1 lớp vữa mỏng lên.

Thi công lớp bảo vệ:

➥ Xử lý lớp bảo vệ như sau:

  • Cán 1 lớp hồ phủ.
  • Cuối cùng là ốp lát gạch là hoàn thiện quy trình chống thấm.

 

5. Bằng KOVA

KOVA là chất chống thấm được tổng hợp từ AcrylonitrileAlkylsiloxan, 2 chất này có tác dụng chống thấm và ngăn ngừa nấm mốc hiệu quả.

 

Chống thấm nhà vệ sinh bằng KOVA

 

Ưu điểm: độ bền cao, khả năng chịu mài mòn tốt, chống bám dính vượt trội, an toàn với sức khỏe người dùng.

Cách thực hiện:

  • Xử lý bề mặt
    • Làm sạch bề mặt chống thấm
    • Tạo độ ẩm, xử lý vết lồi lõm, rạn nứt nếu có
  • Tiến hành chống thấm
    • Pha KOVA với xi măng theo tỷ lệ 10:1, trong đó 10 lít KOVA với 1kg xi măng.
    • Trộn đều hỗn hợp
    • Dùng con lăn để phủ hỗn hợp trên lên bề mặt, phủ ít nhất 2- 3 lớp sau đó lót gạch men lên.
  • Cách làm này được áp dụng để chống thấm công trình nội và ngoại thất.

 

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu xong về cách chống thấm sàn nhà vệ sinh, những cách mà Gachmosaic.info đưa ra ở đây đều dễ thực hiện, hiệu quả đã được kiểm chứng nên bạn hoàn toàn yên tâm để lựa chọn. Chúc các bạn thành công.

 




Bài xem nhiều