Sàn bê tông mài là gì? [THÔNG TIN ĐẦY ĐỦ TỪ A- Z]

Sàn bê tông mài là gì? [THÔNG TIN ĐẦY ĐỦ TỪ A- Z]

19/07/2021 11:06 +07 - Lượt xem: 138447

Sàn bê tông mài thời gian gần đây đang rất nổi, được nhiều người lựa chọn. Nó là sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc và bàn tay khéo léo của những người công nhân tạo nên công trình với vẻ đẹp trọn vẹn nhất. Vậy loại sàn này có những đặc trưng gì? Lợi ích khi sử dụng là gì? Và nhiều vấn đề liên quan khác sẽ được giải đáp đầy đủ tại bài viết dưới đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Lưu ý: Bài viết  review được Gachmosaic.info tổng hợp giúp khách hàng có thêm thông tin hữu ích về sàn bê tông mài. Hiện nay, chúng tôi không cung cấp dòng sản phẩm sàn bê tông mài này.

Sàn bê tông mài

Bê tông mài là gì?

Bê tông mài (tên tiếng anh là Polished Concrete) là sản phẩm được tạo ra từ công nghệ xử lý bề mặt bê tông mới kết hợp phụ liệu hạt đá granite. Loại sàn này đã và đang được ứng dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới.

  • Với công nghệ này thì những chi tiết gồ ghề dù là nhỏ nhất cũng được loại bỏ hoàn toàn mang lại vẻ nhẵn nhụi, sáng bóng và tất nhiên tính thẩm mỹ cũng cao hơn.
  • Bề mặt bê tông được phủ chất phụ gia Hardener giúp lấp đầy bề mặt dù là những lỗ nhỏ li ti để tạo độ bền vững tốt nhất, tăng khả năng chịu tải tại, với độ mềm nhẵn tuyệt đối giúp nó tránh được tối đa việc bụi bẩn bám vào.
  • Chất phụ gia Hardener có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, vàng, xanh, xám… nên bạn có thể thoải mái lựa chọn màu sắc sao cho phù hợp với tổng thể công trình của mình.

Tại Việt Nam hiện nay bê tông sàn mài chưa được sử dụng phổ biến, chúng chỉ thường xuất hiện trong các tòa văn phòng, nhà xưởng, khách sạn, trung tâm thương mại, công trình công cộng.

 

Bê tông mài là gì?

 

Thế nhưng lại rất ít hoặc không có ở các công trình nhà ở bởi do thói quen, cho rằng nó không hợp, chỉ hợp với nhà phố, biệt thự… Trong khi thực tế thì loại sàn này lại mang đến vẻ đẹp mới lạ và đầy thú vị. Để xác định xem sàn bê tông mài có phù hợp với công trình của mình hay không, mời bạn đọc theo dõi tiếp các đặc điểm của nó dưới đây.

 

Đặc điểm của sàn bê tông mài

Cũng như các loại vật liệu làm sàn khác thì bê tông mài cũng có những ưu, nhược điểm riêng cùng với đó là bản vẽ cấu tạo của nó. Cụ thể như sau:

Ưu điểm

  • Tiết kiệm chi phí: ưu điểm đầu tiên phải chắc đến đó chính là giải quyết vấn đề chi phí. Loại sàn này có chi phí đầu tư thấp hơn so với các loại vật liệu ốp sàn khác bởi sử dụng vật liệu bê tông khá bình dân, chi phí phủ bóng cũng không quá cao nên hợp với khả năng tài chính của nhiều gia đình.
  • Độ bền cao: giới chuyên gia đánh giá bê tông mài có khả năng tăng độ cứng mặt sàn tới 50%. Nếu được bảo dưỡng, bảo trì đúng cách và thường xuyên thì bạn có thể dùng nó mãi mãi. Cụ thể là mỗi năm phủ sáp và đánh bóng định kỳ từ 1- 2 lần để phần bề mặt luôn bóng đẹp.
  • Khả năng chống trầy xước tốt: các vấn đề như sự di chuyển đồ đạc, móng của thú cưng, giầy cao gót cũng không làm cho sàn bị trầy xước, nứt nẻ hay hư hỏng phần bề mặt.
  • Chống thấm tốt: với kết cấu bề mặt sàn cứng, rắn chắc, mịn mượt, không còn lỗ hở dù là li ti như sàn bê tông thông thường nên khả năng chống thấm, chống ẩm phải nói là cực kỳ tốt.

 

Ưu điểm sàn bê tông mài

 

  • Tính thẩm mỹ cao: bề mặt nhẵn bóng, đặc biệt càng lau chùi càng sáng bóng, giúp phản chiếu ánh sáng tự nhiên tốt, tạo nên không gian rộng và thoáng. Thay vì chỉ có 1 màu xám thô mộc, chán mắt thì loại sàn này đa dạng về màu sắc và kết cấu nên đảm bảo thẩm mỹ rất tốt.
  • Dễ dàng vệ sinh và bảo trì: so với các loại sàn khác, đặc biệt là sàn gỗ thì việc vệ sinh cho sàn bê tông mài đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều do bề mặt nhẵn bóng, không bám bụi, dầu nhớt hay các chất lỏng nào khác. Do vậy mà tiết kiệm được thời gian cũng như sức lao động. Với sàn mài bạn chỉ cần vệ sinh hoặc đánh bóng cho nó bằng chất làm sạch trung tính 1 lần trong 3- 9 tháng.
  • Thân thiện với môi trường: nguyên liệu sử dụng không lạm dụng quá nhiều nguồn nguyên liệu quý hiếm từ tự nhiên như sàn đá cẩm thạch, granite hay sàn gỗ. Cũng không thải ra lượng rác thải lớn như gạch men. Quy trình sản xuất không dù các loại hóa chất nên rất thân thiện với môi trường. Loại sàn này được các tổ chức y tế ủng hộ sử dụng.
  • Linh hoạt và dễ dàng thay đổi phong cách: sau thời gian sử dụng nếu bạn chán loại sàn này và muốn thay bằng vật liệu khác như gỗ hay gạch men thì chỉ cần thi công chồng lên là được. Lúc này sàn bê tông của bạn sẽ trở thành nên vững chắc cho công trình.

Nhược điểm

Mặc dù có nhiều ưu điểm là thế nhưng sàn bê tông sử dụng công nghệ mài nhẵn bóng vẫn có một vài hạn chế như là:

  • Tạo cảm giác lạnh lẽo vào mùa đông: cần phải có thêm tấm lót sàn hoặc dùng dép đi trong nhà để giữ ấm chân.
  • Không có cảm giác dễ chịu khi di chuyển hoặc đứng lâu bởi sàn cứng nên sẽ gây đau chân.
  • Dễ gây trơn trượt khi ướt: nếu chẳng may bị trượt ngã trên sàn bê tông sẽ rất đau, khả năng tổn thương cũng cao hơn do bề mặt sàn cứng.
  • Do đó hãy cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn, nhất là những gia đình có trẻ nhỏ và người già.
  • Cũng do bề mặt sàn cứng nên nếu chẳng may làm rơi đồ xuống sàn thì tỷ lệ nứt vỡ là rất lớn.
  • Chi phí sửa chữa, khắc phục vết nứt là khá lớn: chính điều này đã góp phần khiến cho nhiều người băn khoăn liệu có nên sử dụng. Những vết nứt nếu không được xử lý kịp thì sẽ lan ra rất nhanh.
  • Khó phân biệt được với các vết bẩn để xử lý: do sàn chủ yếu là có màu xám, cùng màu với nhiều chất bẩn thường thấy trên sàn nên bạn sẽ dễ chủ quan xem rằng đó là màu của sàn và không vệ sinh được sớm.

Bản vẽ cấu tạo sàn bê tông mài

Dưới đây là bản vẽ chi tiết về cấu tạo loại sàn này:

Bản vẽ cấu tạo sàn bê tông mài

Bản vẽ cấu tạo sàn bê tông

 

Các loại sàn bê tông mài phổ biến hiện nay

Do nhu cầu làm sàn bê tông mài nhẵn ở nhiều vị trí khác nhau, mỗi nơi lại có đặc trưng riêng nên người ta đã phân nó thành 3 loại như sau:

#1. Sàn mài bóng

Sàn bê tông mài bóng là loại có bề mặt được mài nhẵn và bóng láng theo nhu cầu người dùng bằng cách sử dụng máy mài, máy đánh bóng sàn chuyên dụng. Để tăng độ bóng cũng như bảo vệ độ bóng đó thì nó còn được kết hợp thêm hóa chất đánh bóng để phủ bề mặt. Lớp hóa chất đánh bóng phủ ở trên còn giúp cho sàn không bị bám bẩn, trầy xước do các tác nhân từ bên ngoài.

 

Sàn bê tông mài bóng

Hình ảnh sàn mài bóng

 

Đánh bóng sàn là thi công lên bề mặt có sẵn nên không hợp với những bề mặt thiếu hoàn hảo như cũ, nứt, hư hỏng hay không đủ độ cứng (từ 350- 450 mác).

#2. Sàn mài nhám

Sàn bê tông mài nhám có kết cấu bên trong sàn tương tự như sàn mài bóng. Tuy nó không có độ bóng tốt như sàn mài bóng, khả năng hấp thụ ánh sáng cũng kém hơn nhưng lại có khả năng chống trơn trượt cực kỳ tốt, đảm bảo an toàn cho người dùng, nhất là khi trời mưa hay nồm ẩm.

 

sàn bê tông mài nhám

Hình ảnh sàn bê tông nhám

 

Nếu như bạn lo lắng liệu mài nhẵn có đảm bảo an toàn khi di chuyển thì khẳng định là an toàn nhé. Bởi quy trình mài được thực hiện nghiêm ngặt theo quy định, sử dụng công nghệ hiện đại, máy móc tiên tiến nên đảm bảo chất lượng đến 99.99%.

#3. Sàn ngoài trời

Theo số liệu đã được kiểm định và đo đạc thì sàn bê tông mài ngoài trời hấp thụ độ ẩm cực ít dù ngập trong thời gian dài, mức độ này nhỏ đến mức bạn hoàn toàn có thể bỏ qua yếu tố này. Loại sàn này có khả năng chống bay màu, kháng tia tử ngoại nên luôn bền đẹp với thời gian dù phải chịu tác động trực tiếp từ ánh nắng mặt trời. Có khả năng chịu nhiệt độ cao, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột nên rất phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam.

 

Sàn bê tông mài ngoài trời

Hình ảnh sàn mài ngoài trời

 

Dùng cho các văn phòng, công trình công cộng, sàn bể bơi ngoài trời, sàn khu tiểu cảnh ngoài trời, sàn khu vui chơi ngoài trời, sàn ban công, sàn sân thượng ….

 

Quy trình thi công sàn bê tông mài

Để hiểu rõ hơn về cách thi công sàn bê tông mài, mời quý vị cùng theo dõi quy trình cụ thể như sau:

  • Bước 1: Xác định xem nền bê tông cần mài là lộ cốt liệu hay mòng bóng cát.

– Mài lộ cốt liệu hay mài lộ đá: chính là việc mài sao cho lộ ra các chi tiết như sỏi, đá bên trong bê tông kết hợp cùng mài bóng để tạo nên nền bê tông đẹp một cách tự nhiên.

– Nếu là nền bê tông mới thì bắt đầu mài với đầu số 30 để mài làm lộ cốt liệu, lộ sỏi ẩn bên trong.

– Nếu là nền cũ, lồi lõm, không bằng phẳng hoặc có lớp epoxy, lớp keo hay lớp phủ hóa chất thì tiến hành loại bỏ bằng cách mài với đĩa mài sàn thép đầu số 16, sau đó dùng đầu số 30 để làm phẳng trước khi mài mịn.

– Mài lộ cát: đây là cách gọi của các chuyên gia, ngoài ra bạn cũng có thể gọi là đánh bóng nền bê tông, đánh bóng sàn, tăng cứng nền bê tông.

– Mài loại này có phần đơn giản hơn với 1 thao tác duy nhất đó là sử dụng loại đĩa mài có đầu số 30 để phá bỏ một lớp trên bề mặt, làm phẳng sơ bộ bề mặt để tiến hành mài mịn cho các bước tiếp theo.

  • Bước 2: Xóa các vết xước lớn do đĩa mài 30 tạo ra ở bước 1

Dùng máy mài sàn công nghiệp cỡ lớn, tốc độ cao cùng với các loại đĩa mài lần lượt là 50, 80 để mài nhằm làm mờ các vết xước lớn do dùng đĩa mài 30 để mài phá.

– Hai đầu đĩa mài này không phải đĩa mài mịn, nó vẫn gây ra các vết xước trên nền bê tông nhưng nó có khả năng làm mờ vết xước lớn do đĩa mài 30 gây ra nên người ta vẫn dùng nó để biến vết xước lớn thành vừa phải trước khi tiến hành mài mịn.

– Ngoài ra thì nó còn giúp làm giảm đi độ hao mòn cho các đĩa mài mịn, điều này sẽ tiết kiệm được chi phí mua đĩa đồng thời tăng độ bóng cho sàn sau khi thi công.

  • Bước 3: Mài mịn bề mặt sàn với các đầu số lớn hơn

– Sử dụng lần lượt cái đầu mài có đầu số là 100, 150, 200 và 300 để xóa đi vết xước lớn và từ từ làm mịn lại mặt sàn beton.

– Để việc mài có hiệu quả cao, giảm được lượng bụi bẩn thải ra trong quá trình mài thì khuyến cáo bạn nên mài kết hợp với nước hoặc dùng các sáp nhập khẩu, sáp hỗ trợ đánh bóng để vừa giảm tối đa bụi bay khắp nơi cũng như tăng độ mịn bóng cho sàn bê tông.

– Mài đĩa mài 250 với nước khoảng 2, 3 lần để xóa hoàn toàn vết xước lớn tạo ra trước đó để có thể tiến hành tăng cứng cho bề mặt sàn ở nước tiếp theo.

– Dùng máy mài tay để mài góc cạnh, chân tường, chân cột rồi tiến hành vệ sinh làm sạch.

  • Bước 4: Vệ sinh sạch sẽ nền trước khi phủ hóa chất

– Dùng máy hút bụi, hút nước công nghiệp cỡ lớn để hút tất cả bụi, nước bẩn trên bề mặt sàn do quá trình thi công ra ngoài

– Thu gom lại tất cả các vật dụng, vật liệu thi công có trên sàn ra chỗ khác để tiến hành phủ hóa chất.

  • Bước 5: Phun hóa chất để tăng độ cứng cho sàn

– Phun một lớp hoá chất vừa đủ lên bề mặt sàn bê tông. Tuy loại hóa chất mà bạn sử dụng sẽ có mức liều lượng khác nhau, cụ thể nên hỏi người bán, nhà cung cấp để có được số liệu chuẩn xác nhất.

– Thời gian chờ đợi sau khi phun cũng phụ thuộc vào từng loại, nếu dùng hóa chất tăng cứng của deco thì thời gian cần để nó thẩm thấu hết xuống bề mặt sàn là 12- 24h.

  • Bước 6: Tiến hành đánh bóng sàn bê tông

– Sau khi đã chuẩn bị xong hết thì ta bắt đầu đánh bóng, bước này khá đơn giản, độ bóng cao thấp sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng. Nếu khách yêu cầu độ bóng cao thì sử dụng lần lượt các đầu số từ nhỏ đến lớn như: 400, 500, 800, 1000, 1500, 2000 cho đến khi đạt yêu cầu của khách hàng thì dừng lại.

– Để sàn có độ bóng cao nhất thì mài khô là lựa chọn tuyệt vời nhất. Và cũng đừng quên kết hợp với các loại hóa chất đánh bóng với máy đánh bóng tăng độ bóng.

 

Thi công sàn bê tông mài có bị trơn không?

Bài viết ở trên có nói thì sàn mài bê tông có gây trơn trượt nếu bị dính nước nhưng đó là loại MÀI BÓNG. Nếu bạn chọn MÀI NHÁM thì hoàn toàn không trơn trượt kể cả lúc khô hay ướt.

  • Sàn mài nhám có bề mặt nhám, không quá gồ ghề nhưng cũng không nhẵn nên sẽ tăng khả năng bám vững, từ đó tránh được việc trơn trượt.
  • Với 1 số sàn mài nhẵn thì nó vẫn còn một vài lỗ nhỏ nên không phải trơn hoàn toàn như vải sơn hoặc sáp đánh bóng đá cẩm thạch.
  • Theo một kiểm nghiệm độ an toàn bề mặt sàn của bộ tiêu chuẩn đo lường của Mỹ ANSI thì sàn bê tông nhám có khả năng chống trơn trượt, ngay cả khi ẩm ướt.
  • Nguyên tắc chống nước như sau: khi nước tương tác với bề mặt sàn có các lỗ nhỏ đã tạo nên độ bám dính cho đế giày. Tương tự thì những lỗ nhỏ này còn giữ nước lại để tạo độ ẩm cho sàn.

 

Hướng dẫn cách bảo dưỡng sàn sau khi thi công

Sàn bê tông dù được đánh bóng một cách chuyên nghiệp nhưng theo thời gian độ bóng sẽ giảm dần, nhất là tại các khu vực có mật độ di chuyển cao như trung tâm thương mại, các cửa hàng,… Do đó, bạn cần thực hiện duy trì và bảo dưỡng nó đúng cách. Công việc này khá đơn giản và chi phí cũng thấp nên bạn hoàn toàn có thể thực hiện được.

  • Bảo dưỡng định kỳ cho sàn bằng cách lau bụi hàng ngoài, không để bụi bẩn tích tụ làm mất thẩm mỹ và giảm độ bóng.
  • Thường xuyên dùng máy chà sàn để làm vệ sinh, hiện nay có nhiều máy chà được kết hợp cả lau sàn, hút bụi, hút nước rất tiện giúp bạn thực hiện nhiều việc trong 1 công đoạn.
  • Dùng chất tẩy rửa trung tính, tránh việc dùng chất có tính axit hay bazơ cao sẽ làm xấu và mất đi độ sáng bóng của sàn.
  • Nên dùng miếng đệm mềm để lau chùi, tránh làm trầy xước.
  • Dùng khăn sạch và nước sạch để lau sàn
  • Nếu có sự cố tràn dầu mỡ, vết bẩn ra sàn cần xử lý nhanh nhất có thể để tránh nó hấp thụ vào bề mặt.
  • Nên vệ sinh từng khu vực nhỏ một, làm đến đâu đảm bảo hoàn thiện đến đó rồi mới sang khu vực khác.

 

Ứng dụng của sàn bê tông mài

Không chỉ bó buộc trong một khu vực nhất định nào đó mà loại sàn này còn có thể dùng được cho nhiều vị trí khác nhau, từ nội thất cho đến ngoại thất, cụ thể như sau:

  • Phòng bếp: đây là khu vực được sử dụng rất nhiều trong nội thất, ngoài ra thì nó còn dễ bị bẩn do dầu mỡ, thức ăn bắn ra nên sàn bê tông mài sẽ là lựa chọn tốt nhất, vừa có khả năng chịu lực tác động lớn vừa dễ dàng vệ sinh, lau chùi.
  • Lối đi, phòng khách: không chỉ có thể dùng cho không gian riêng tư là nhà bếp mà bạn hoàn toàn có thể dùng sàn bê tông mài cho tiền sản, phòng khách của mình đảm bảo sẽ là điểm nhấn đặc biệt cho ngôi nhà của bạn.
  • Phòng tắm: nếu đã quá chán với việc dùng gạch ốp lát vì giống như nhiều ngôi nhà khác thì tại sao bạn không chọn sàn mài bê tông. Vừa bền vừa đẹp mà tính độc đáo cao, đảm bảo khó mà đụng hàng.
  • Tầng hầm: nơi có mật độ di chuyển cao, chịu lực tác động lớn như tầng hầm thì phải là bê tông mài sàn mới có thể chịu đựng một cách tốt nhất. Đặc biệt là chống chịu nước tốt nên nếu chẳng may ngập lụt cũng cứ an tâm.
  • Nhà để xe: nhiều người tận dụng gara để làm không gian sống, do đó đừng quên làm đẹp cho nó bằng cách dùng sàn bê tông mài kết hợp thêm chút sắc màu sẽ là nơi lý tưởng vô cùng.
  • Sàn siêu thị – trung tâm thương mại: một nơi công cộng như trung tâm thương mại mà thiếu đi sàn mài bê tông quả là 1 thiếu sót cực lớn của chủ đầu tư. Bạn hoàn toàn có thể kết hợp logo, màu sắc hoặc chủ đề của công ty ngay trên sàn nhà một cách đơn giản.
  • Nếu bạn cần thêm một chút chấm phá cho sàn nhà của mình thì có thể sử dụng các mẫu gạch mosaic để tạo ra một bức tranh giúp tô điểm và tăng tính thẩm mỹ cho toàn bộ công trình của bạn.

 

Báo giá thi công sàn bê tông mài

Vậy chi phí để làm sàn bê tông là bao nhiêu? Mức giá cụ thể phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nếu bạn đã có sẵn sàn bê tông để nhuộm màu, đánh bóng hoặc phủ thêm lớp phủ bề mặt thì chi phí sẽ rẻ hơn rất nhiều.

Ngoài ra còn có thiết kế tầm trung, thiết kế cao cấp. Giá cụ thể sẽ dựa vào địa hình, tủ, đường cắt, góc và cầu thang đều ảnh hưởng đến chi phí. Do đó, để biết được giá cụ thể thì bạn nên liên hệ trực tiếp với đơn vị thi công để biết chi tiết.

 

Qua bài viết này, Gachmosaic.info đã chia sẻ tới quý bạn toàn bộ thông tin về sàn bê tông mài, các loại sàn mài, quy trình thi công cũng như giá thi công mới nhất hiện nay. Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích hơn cho quý vị.

 




Bài xem nhiều