Hướng dẫn cách lát gạch nền nhà [ĐẸP - ĐÚNG KỸ THUẬT]

Hướng dẫn cách lát gạch nền nhà [ ĐẸP - ĐÚNG KỸ THUẬT ]

19/10/2020 11:45 +07 - Lượt xem: 127676

Cách lát gạch nền nhà đúng kỹ thuật quyết định rất lớn đến chất lượng của một công trình. Việc thi công ốp lát đúng kỹ thuật sẽ giúp phần nền nhà đảm bảo độ bền chắc, tính thẩm mỹ cao, tránh được cách trình trạng xấu sau một thời gian sử dụng như: thấm nước, bong tróc, lún xụt, vỡ,... Bài viết này sẽ gửi quý bạn chi tiết về kỹ thuật này.

Kỹ thuật lát gạch nền nhà đẹp

 

Chuẩn bị vật dụng khi lát gạch nền nhà

Lát gạch nền nhà đẹp – bền không thể thiếu công đoạn chuẩn bị các vật dụng hỗ trợ quá trình thi công. Để có được một nền nhà thật đẹp đẹp thì bạn cần phải chuẩn bị các dụng cụ như:

  • Mua gạch lát nền mà bạn muốn dùng cho nhà mình, phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, quy cách, không bị sứt mẻ, rạn nứt và có thương hiệu rõ ràng. Một số mẫu gạch phổ biến hiện nay: gạch mosaic, gạch men, gạch bán sứ, gạch ceramic,…
  • Chọn gạch cùng mã, cùng kích thước và màu sắc đồng đều, cùng 1 lô sản xuất để tránh bị lệch tone sau khi ốp lát.
  • Nếu sử dụng keo dán thì không ngâm gạch tránh ảnh hưởng đến độ kết dính.
  • Gạch phải đảm bảo sạch sẽ, bề mặt không để vôi, vữa, các chất bẩn bám vào.
  • Trước khi tiến hành ốp lát phải tạo cốt nền bằng phẳng, chắc chắn, không sụt lún và có thể đi lại được.
  • Để nền nhà sau khi thi công không bị cao hơn hay ảnh hưởng đến các hạng mục khác như cửa, tường, phong thủy đã chọn thì cần đổ bê tông thấp hơn so với cốt 0 – 0 từ 3 – 5cm.
  • Tùy vị trí ốp lát nền ta sẽ định vị mặt sàn theo cốt 0 – 0 là phẳng thăng bằng hay phẳng dốc.
  • Cán keo dán hoặc hồ dầu theo tiêu chuẩn mác sao cho bề mặt nền thật phẳng, không có vết lồi lõm.

 

Chuẩn bị trước khi lát gạch nền nhà

Chuẩn bị trước khi thi công lát gạch nền nhà

 

Quy trình lát gạch nền nhà đúng kỹ thuật

Cách lát gạch nền nhà đúng kỹ thuật và đảm bảo thẩm mỹ bao gồm những bước sau đây:

1. Tạo lớp nền cơ sở

Để tạo độ bằng phẳng cho nền cũng như tránh việc sụt lún sau này và chịu được áp lực khi di chuyển trên mặt nền thì bạn cần phải đầm chặt nền. Thực hiện như sau:

  • Dùng ống nước tio căng dây lấy cốt để tạo độ dốc.
  • Nếu dùng keo thì trộn keo, dùng xi măng thì trộn xi măng theo tỷ lệ nhà sản xuất hướng dẫn, trộn vừa phải, không bị nhão.
  • Rải hỗn hợp xi măng hoặc keo dán lên nền cần thi công, thực hiện cẩn thận để không đè lên các mốc lấy cốt.
  • Dùng thước gạt phẳng hỗn hợp trên để tạo độ dốc theo các mốc đã lấy cốt, chiều dày lớp vữa lót đảm bảo từ 2- 3cm.

 

Quy trình lát gạch nền nhà

Tiến hành tạo lớp nền cơ sở

 

>> Quý bạn có thể tham khảo: Hướng dẫn kỹ thuật cán nền nhà lát gạch [CỰC CHUẨN]

 

2. Xác định vị trí bắt đầu ốp lát 

Bước này sẽ phụ thuộc vào đặc điểm gạch lát nền cũng như diện tích công trình nhà bạn. Xác định điểm bắt đầu lát để đảm bảo lát thẳng hàng cũng như các hoa văn trùng khớp nhau, đảm bảo thẩm mỹ. Các bước được thực hiện như sau:

  • Trước tiên, tạo đường thẳng bằng cách dùng dây căng, sau đó lát gạch theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trong ra ngoài.
  • Trước khi lát cần rải lớp xi măng hoặc hỗn hợp keo tăng độ bám dính cho gạch với nền nhà.
  • Viên gạch được đặt cùng chiều gân mặt dưới lên lớp vữa lót. Khoảng cách của mạch vữa tùy vào kích kích thước của viên gạch.
  • Cuối cùng là điều chỉnh lại viên gạch cho thẳng hàng rồi dùng búa cao su hoặc tay gõ nhẹ vào giữa viên gạch nhằm tăng độ kết dính.

 

Quy trình lát gạch nền nhà

 

3. Trít mạch gạch

Sau khi lát khoảng 3 tiếng thì vữa và gạch đã kết dính chắc chắn rồi nên ta có thể tiến hành chít mạch.

  • Nếu dùng xi măng để lát thì cũng dùng xi măng để trát, và dùng keo để dính thì dùng keo chà ron để chít mạch. Trộn theo tỷ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất để tạo hỗn hợp nhão vừa.
  • Dùng bay mũi nhọn lần lượt đưa vừa đủ lượng vữa vào mạch cần trít.
  • Lượng vữa thừa thì dùng bay hớt đi để chúng không không và bám lên bề mặt gạch gây sần sùi, xấu xí. Đường mạch vữa thì bạn có thể miết phẳng hay vê tròn đều được.
  • Để tăng tính thẩm mỹ thì bạn có thể chọn màu mạch gạch cùng với tone màu của gạch lát nền. Làm theo đúng quy trình và hướng dẫn để tạo mạch vữa độ bóng cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ.

 

Quy trình lát gạch nền nhà

Tiến hành trít mạch sau khi ốp lát

 

>> Tham khảo thêm: Cách chà ron gạch đúng kỹ thuật

 

4. Làm sạch bề mặt gạch sau khi lát

Đây là công đoạn cuối cùng để bạn hoàn thành việc lát gạch nền nhà. Bạn cần lau chùi sạch sẽ bề mặt gạch để làm nổi bật lên màu sắc cũng như độ chân thực của gạch lát nền. Thời gian làm sạch được tiến hành sau 24- 36 giờ tùy vào điều kiện thời tiết. Các bước làm sạch được thư hiện như sau: 

  • Xả nước sạch vào nền nhà rồi dùng giẻ sạch để lau các vết vữa bám dưa thừa bám trên bề mặt gạch.
  • Nên để nước ngâm 1 lúc cho mảng vữa bong ra từ đó việc chùi cọ sẽ dễ dàng hơn.

Lưu ý: Những điều bạn cần lưu ý để đảm bảo độ bền công trình sử dụng:

  • Không được vệ sinh quá sớm hoặc quá muộn với khoảng thời gian nói trên. Quá sớm sẽ ảnh hưởng đến độ kết dính của gạch với sàn, còn quá muộn sẽ khó lau chùi do vữa đã đóng kết lại.
  • Dùng giẻ sạch, nước sạch để lau để tránh làm xước bề mặt gạch.
  • Tuyệt đối không dùng hóa chất tẩy rửa vì sẽ ảnh hưởng để màu sắc của gạch cũng như độ bám chắc của mạch trít.

 

Quy trình lát gạch nền nhà

 

Hướng dẫn cách lát gạch nền nhà đẹp – không bộp

Nếu như các bạn vẫn chưa hiểu rõ về kỹ thuật lát gạch nền nhà, bạn có thể tham khảo chi tiết trong video sau đây:

 

Yêu cầu kỹ thuật và thẩm mỹ khi lát gạch nền

Khi lát gạch nền phải đảm bảo cả về kỹ thuật lẫn thẩm mỹ, cụ thể như sau:

  • Vữa lót phải đảm bảo tiêu chuẩn, không quá ướt cũng không quá khô.
  • Sau khi thi công phải luôn nhớ không để vữa bám trên mặt gạch quá lâu, vữa không là phải lau ngay.
  • Sau khi lát xong hãy dùng tay gõ vào bề mặt gạch, nếu không nghe tiếng “ộp” ở thân hay mạch vữa thì mới đạt yêu cầu.
  • Hoa văn phải xếp đúng mẫu, nếu có vết cắt thì phải đặt vào vị trí khuất tầm nhìn.
  • Nền gạch phẳng theo độ đốc, mạch vữa thì thẳng và gọn.
  • Nếu gạch cũ bị vỡ, lở nhiều thì cần cạy lên để lát lại như mới. Việc này cần khắc phục sớm nhất có thể để tránh bị ảnh hưởng ra toàn bộ nền cũng như gây mất thẩm mỹ.
  • Trước khi thi công ốp lát nền nhà phải đầm kỹ để làm phẳng nền, khi cán vữa lên phải phủ kín để đảm bảo độ liên kết, bền mặt phẳng và tạo độ dốc một chút để khi rửa nền sẽ thoát được nếu.
  • Nếu nền cũ còn bám chắn thì bạn làm vệ sinh mặt nền để tạo độ bám rồi đổ trực tiếp vữa lên để tiến hành lát gạch mới.

 

>Tham khảo thêm: Cách xử lý gạch ốp bị bộp (ộp) [NHANH CHÓNG – HIỆU QUẢ]

 

Bài viết này, GACHMOSAIC.INFO đã hướng dẫn lát gạch nền nhà đẹp, đúng kỹ thuật tới quý bạn đọc. Chúc các bạn có được một nền nhà chắc chắn và đẹp nhất. Nếu có thắc mắc hay gặp vấn đề về kỹ thuật trong quá trình ốp lát, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được hỗ trợ từ các kỹ thuật viên.

 




Bài xem nhiều